Thứ Năm, 26 tháng 6, 2014

[3.2.3] Thư của bác Bùi Văn Tế, đơn vị thuộc Sư đoàn 5, gửi về cho cháu là Bùi Thị Vẫn (Vần), thôn An Lạc - xã Lê Bình - huyện Thanh Miện - Hải Dương, năm 1966

2013081321047009

Thư của bác  Bùi Văn Tế, đề ngày 22/12/1966, đơn vị thuộc Sư đoàn 5, gửi về cho cháu là Bùi Thị Vẫn (Vần), thôn An Lạc - xã Lê Bình [Nay là thị trấn Thanh Miện - theo Wiki] - huyện Thanh Miện - Hải Dương, năm 1966

Bức thư này bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt

Chủ Nhật, 22 tháng 6, 2014

[7.2.1] Trận chiến của Tiểu đoàn 814/ K14 - Mặt trận 7 Quảng Trị ngày 27-28/6/1968 tại Bình An/ Gia Đằng - Triệu Phong - Quảng Trị

2014062244030
Trận chiến của Tiểu đoàn 814/ K14 - Mặt trận 7 Quảng Trị ngày 27-28/6/1968 tại Bình An/ Gia Đằng - Triệu Phong - Quảng Trị

1.            Một vài tháng trước, nguồn tin tình báo cho biết tại Gia Đằng có hệ thống bệnh viện và khu nghỉ của lực lượng Bắc Việt (Phía Mỹ cho rằng là của Trung đoàn 812). Ngày 26/6/1968, Trung đoàn  1 VNCH giao chiến với lực lượng Bắc Việt, gây ra thương vong hơn 100 lính Bắc Việt. Phán đoán lực lượng Bắc Việt sống sót có thể nghỉ ngơi tại 1 trong những ngôi làng ở khu vực Gia Đằng. Các lực lượng Mỹ bắt đầu chiến dịch tấn công từ phía căn cứ Cửa Việt xuôi xuống phía Nam dọc theo bờ biển đến khu vực Gia Đằng vào lúc 8h00 ngày 27/6/1968.

2.            Lúc 8h55 ngày 27/6/1968, khi tiến đến một ngôi làng nhỏ tại thôn Bình An, các lực lượng Mỹ bắt đầu bị lực lượng Bắc bắn bằng súng tự động và súng chống tăng. Phía Mỹ gọi thêm lực lượng tiếp viện để bao vây ngôi làng. Cùng lúc, pháo từ hạm tàu và pháo binh Mỹ bắt đầu bắn phá ngôi làng.


3.            Các toán tâm lý chiến bay trên ngôi làng và kêu gọi lực lượng Bắc Việt đầu hàng. Không có phản hồi, ngòai tiếng súng bắn trả.

4.            Các lực lượng Mỹ tiếp cận ngôi làng lúc 15h59. Ngay lập tức, lính Mỹ đối mặt với hàng loạt đạn súng tự động và súng chống tăng bắn từ rặng cây. Máy bay ném bom và trực thăng vũ trang được gọi đến bắn phá yểm trợ.


5.            Thông tin thu được từ tù binh cho thấy, lính Mỹ giao chiến với đơn vị Bắc Việt có khoảng 300 người, là Tiểu đoàn K14, một bộ phận của trung đoàn 812 [Rongxanh cho rằng có thể là phiên hiệu Trung đoàn huấn luyện trên đất Bắc, thực tế Tiểu đoàn K14 hay 814 lúc này trực thuộc Mặt trận 7 Quảng Trị].

6.            Lính Mỹ tổ chức tấn công vào ngôi làng từ cả 3 mặt, lúc 18h55.


7.            Địa hình khu vực là cát nên gây khó khăn cho xe tăng/ thiết giáp di chuyển, nhưng tạo điều kiện cho phía Bắc Việt  phòng thủ. Họ có thể đào hào và lập các cứ điểm phòng thủ mạnh. Một số lính Bắc Việt nằm rạp xuống hố cá nhân khi xe thiết giáp Mỹ chạy qua, sau đó đứng dậy và bắn súng chống tăng vào phía sau xe thiết giáp Mỹ.

8.            Lính Mỹ bao vậy chặt ngôi làng suốt cả đêm, để đảm bảo không cho lính Bắc Việt thoát ra. Trực thăng vũ trang, pháo binh, pháo hạm từ 2 tàu khu trục và 1 tàu tuần dương bắn vào làng suốt đêm, cộng thêm với pháo sáng thả trên trời.

9.            Phía Bắc Việt tấn công 2 lần trong đêm định phá vây, nhưng đều bị đẩy lùi. Duới biển, các tàu tuần tra liên tục để phát hiện bất kỳ lính Bắc Việt nào trốn ra biển.

10.          Sáng hôm sau (28/6/1968), lính Mỹ tấn công vào làng, tiến quân được khoảng 100m và lùi lại. Bước  tiến này cho phép lính Mỹ càn quét qua rặng cây và tiến vào làng. Lính Bắc Việt bắn ra từ các hầm hào công sự. Sau khi tấn công lại liên tục bằng lực luợng thiết giáp, sức phòng thủ kiên cường của các lực lượng Bắc Việt đã bị giảm dần.

11.          Cho đến tối, ngôi làng đã bị san bằng bởi máy ủi. Các lực lượng công binh Mỹ đào lên một ít hầm hố, phát hiện ra nhiều thi thể của lính Bắc Việt.

12.          Không xác định được vị trí hầm của ban chỉ huy tiểu đoàn Bắc Việt.

13.          Tổng cộng có 233 lính Bắc Việt bị chết, bắt giữ 44 tù binh.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

[7.1.3] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

Bản đồ khu vực Ban chỉ huy Sư đoàn 2 QK5 bị lính Mỹ tập kích ngày 5/12/1967



alt

[7.1.2] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

Thông tin chi tiết hơn về Sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2  - Quân khu 5 bị hy sinh do lính Mỹ tập kích ngày 5/12/1967, theo một cuốn sách viết về Thượng tướng Nguyễn Chơn - Nguyên Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2/ Quân khu 5 (Nguồn: facebook bác Hà Tam)
Trong sách về cụ Chơn, trích đoạn bài viết về trận 5/12/1967 này như sau: "Cuối năm 1967, một tổn thất lớn đến với sư đoàn 2. Để chuẩn bị cho chiến dịch Mậu Thân 1968, đoàn cán bộ chủ chốt gồm Bộ chỉ huy sư đoàn, cán bộ đầu ngành của 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần cùng ban chỉ huy 3 trung đoàn được triệu tập về để khảo sát thực địa. trên dải Động Mông- Đá Hàm dựa lưng vào núi Hòn Tàu, sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ ra lệnh cho mọi người phải về đúng vị trí của mình để có thể quan sát rõ cứ điểm Cấm Dơi và quận lỵ Quế Sơn, mục tiêu của sư đoàn cho chiến dịch tới. Đoàn cán bộ cùng các trợ lý, các trinh sát vừa nghiên cứu bản đồ, vừa quan sát thực địa suốt buổi sáng. Hai giờ chiều có một máy bay trinh sát Mỹ bay tới. Chiếc máy bay quần nhiều vòng quanh dải Động Mông – Đá Hàm, rồi nó thu hẹp vòng lượn lại. Vài phút sau từ phía đông 4 máy bay lên thẳng vũ trang HU1A ào tới. Chúng dàn hàng ngang bắn trung liên uy hiếp, có ý muốn đổ quân bắt sống cả đoàn cán bộ. Sư đoàn trưởng Trữ ra lệnh chiến đấu. Hỏa lực mạnh nhất của quân ta chỉ đến tiểu liên AK của các đồng chí vệ binh, còn nữa chỉ là súng ngắn. Trận chiến đấu không ngang sức đó kéo dài hai tiếng đồng hồ. Quân Mỹ dùng hỏa lực cày nát ngọn đồi. Quân ta chiến đấu đến viên đạn cuối cùng.Tổn thất đến với sư đoàn 2 thật to lớn. Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ, chính ủy sư đoàn Nguyễn Minh Đức, cùng các cán bộ chủ chốt của 3 cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần, các trung đoàn trưởng 31, 21 cùng ban chỉ huy trung đoàn hy sinh. Các chiến sĩ cảnh vệ (vệ binh?), trinh sát chiến đấu ngoan cường để bảo vệ các thủ trưởng thân yêu của mình phần lớn đã ngã xuống trên dải núi này. Ngày nay nhữn người đến Quế Sơn, một địa danh với những chiến công nổi tiếng, từ thị trấn huyện lỵ nhìn dãy Động Mông – Đá Hàm đã phủ cây xanh, ít tai biết được ở đó có một trận đánh bi hùng của sư đoàn trước ngày mở màn chiến dịch Mậu Thân 1968.
Nguyễn Chơn thoát chết là do một sự tình cờ. Buổi sáng anh còn làm việc với sư đoàn trưởng Trữ. Đầu giờ chiều anh được phân công đi chuẩn bị một hướng khác, nơi dự kiến địch sẽ đổ quân phản kích. Sư đoàn trưởng rút ra 200 đồng tiền Sài gòn để anh mua thuốc hút và nói: “Ông về cũng được”. Anh dừng chân ở Sơn Long đang ăn bánh tráng thịt heo ở một nhà cơ sở, thì thấy trực thăng Mỹ bay tới. Đứng nhìn những chiếc máy bay nhào xuống nhả đạn trên đỉnh đồi, nghe những loạt đạn AK bắn trả, anh là người đầu tiên cảm nhận được sâu sắc tổn thất lớn lao mà sư đoàn phải gánh chịu."


Link bài viết liên quan:

[7.1.1] Thông tin của phía Mỹ về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam 

[7.1.0] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

 

Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

[7.1.1] Thông tin của phía Mỹ về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

20140606

Link phần trước:

[7.1.0] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam



Diễn biến trận phía Mỹ tập kích Ban chỉ huy Sư đoàn 2 đi chuẩn bị chiến trường, ngày 5/12/1967, tại Quảng Nam (Hiện nay thuộc địa bàn thị trấn Đông Phú - huyện Quế Sơn - tỉnh Quảng Nam)
1. Từ ngày 5/12, lực luơng Mỹ tiến hành trinh sát khu vực tác chiến phụ trách. Nhóm trinh sát thuộc sư đoàn 2 Bắc Việt đã bị phát hiện trên đỉnh núi nhìn về thung lũng Quế Sơn. Lập tức toán trinh sát này bị lực lượng Mỹ tấn công. Trận chiến kết thúc sau thời gian ngắn. 17 lính Bắc Việt bị chết sau giao chiến. Phía Mỹ thu được 24 inch tài liệu. Danh sách các lính Bắc Việt bị chết đã được xác định là các sỹ quan cao cấp của Sư đoàn 2 Quân khu 5 (Tên và chức vụ được xác định khớp với tài liệu). Ngoài ra phía Mỹ còn thu được mật mã của Quân khu 5, để liên lạc trực tiếp với các đơn vị Bắc Việt trong địa bàn Quân khu 2 VNCH. Phía Mỹ còn thu được Kế hoạch tác chiến Đông Xuân của Sư đoàn 2.
2. Danh sách các sỹ quan của Sư đoàn 2 Bắc Việt hy sinh xác định được danh tính qua tài liệu thu được trong trận lính Mỹ tập kích ngày 5/12/1967 gồm (Tiếng Việt không dấu):
-          Nguyen Minh Dao – Chính ủy Sư đoàn 2
-          (Trinh Van) Kiem - Trưởng Ban quân báo Sư đoàn 2
-          Huynh Thanh Phong - Chủ nhiệm Hậu cần Sư đoàn 2
-          Nguyen Huong Tham - Trưởng Ban tác chiến và quân huấn Sư đoàn 2
-          Tran Ngoc Toan – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 3 – Sư đoàn 2
-          Dinh Huu Can - Chủ nhiệm thông tin Sư đoàn 2
-          Ngo Van Chat –
-          Tran Quang Trung
-          Nguyen Van My - Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 2
-          Bui Duc Nham – Có thể là trợ lý tác chiến pháo binh Sư đoàn 2
-          Dinh Nhu Con
-          Tran Van Luong – Cán bộ Ban Hậu cần
-          Phung Minh Son
-          Nguyen Ngoc Dung – Ban Thông tin
-          Huong Nghiep Du – Ban Thông tin
-          Tran Xuan Hung
-          Tran Ngoc (Có thể là Nguyễn Ngọc) – Ban Quân báo Sư đoàn 2
3. Diễn biến chi tiết ngày 5/12/1967:
- Lúc 16h56, Máy bay Mỹ phát hiện 8 đến 9 lính Bắc Việt, và tấn công làm 9 lính Bắc Việt chết. Một máy bay bị bắn, làm phi công và xạ thủ súng máy bị thuơng. Gọi lực lượng hỗ trợ
- Lúc 17h55, phát hiện và tấn công làm 3 lính Bắc Việt bị chết.
- Lực lượng hỗ trợ rút đi, báo cáo kết quả tấn công làm chết 5 lính Bắc Việt. Thu 24 inch tài liệu, 9 súng ngắn, 1 ống nhòm.

[7.0] Mở đầu

Tạm thời chưa đưa nội dung

[7.1.0] Về sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam

Theo Lịch sử Sư đoàn 2 - QK5, ghi nhận sự kiện Ban chỉ huy Sư đoàn 2 - Quân khu 5 hy sinh ngày 5/12/1967, khi đi chuẩn bị chiến trường tại Quảng Nam như sau:

Ngày 5/12/1967, đoàn cán bộ chuẩn bị chiến trường của Sư đoàn bị máy bay lên thẳng và bộ binh địch tập kích. Các đồng chí Sư đoàn trưởng Lê Hữu Trữ (Thạch), Chính ủy Sư đoàn Nguyễn Minh Đức (Đạo), Trung đoàn trưởng các trung đoàn 21, 31, Tham mưu phó, Chủ nhiệm hậu cần và một số cán bộ cơ quan của Sư đoàn hy sinh.
Tổn thất này là khó khăn lớn nhất của Sư đoàn trước khi bước vào chiến dịch. Trong khi đó, theo kế hoạch chung, sư đoàn lại phải rút 600 cán bộ cơ sở đi tập huấn để chuẩn bị cho Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa. Đã thế, kế hoạch tác chiến ở hướng chủ yếu Cấm Dơi, Duơng Là đã bị địch lấy mất. Khó khăn chồng chất khó khăn.

[8.0] Mở đầu

Tạm thời chưa đưa nội dung

Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

[3.2.2] Thư của bác Lê Văn Thoa, đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Chiến trường B2 miền Nam, gửi về cho người em là Lê Thanh Cương (Không có địa chỉ)

2013081321047009

Thư của bác  Lê Văn Thoa, đơn vị thuộc Sư đoàn 5 Chiến trường B2 miền Nam, gửi về cho người em là Lê Thanh Cương (Rất tiếc là không có địa chỉ)

Bức thư này bị lính Mỹ thu ngày 24/3/1967 tại Tây Ninh.

Ảnh chụp các bức thư

alt

alt

alt