2014062244030
Trận chiến của Tiểu đoàn 814/ K14 - Mặt trận 7 Quảng Trị ngày 27-28/6/1968 tại Bình An/ Gia Đằng - Triệu Phong - Quảng Trị
1. Một vài tháng trước, nguồn tin tình báo cho biết tại Gia Đằng có hệ thống bệnh viện và khu nghỉ của lực lượng Bắc Việt (Phía Mỹ cho rằng là của Trung đoàn 812). Ngày 26/6/1968, Trung đoàn 1 VNCH giao chiến với lực lượng Bắc Việt, gây ra thương vong hơn 100 lính Bắc Việt. Phán đoán lực lượng Bắc Việt sống sót có thể nghỉ ngơi tại 1 trong những ngôi làng ở khu vực Gia Đằng. Các lực lượng Mỹ bắt đầu chiến dịch tấn công từ phía căn cứ Cửa Việt xuôi xuống phía Nam dọc theo bờ biển đến khu vực Gia Đằng vào lúc 8h00 ngày 27/6/1968.
2. Lúc 8h55 ngày 27/6/1968, khi tiến đến một ngôi làng nhỏ tại thôn Bình An, các lực lượng Mỹ bắt đầu bị lực lượng Bắc bắn bằng súng tự động và súng chống tăng. Phía Mỹ gọi thêm lực lượng tiếp viện để bao vây ngôi làng. Cùng lúc, pháo từ hạm tàu và pháo binh Mỹ bắt đầu bắn phá ngôi làng.
3. Các toán tâm lý chiến bay trên ngôi làng và kêu gọi lực lượng Bắc Việt đầu hàng. Không có phản hồi, ngòai tiếng súng bắn trả.
4. Các lực lượng Mỹ tiếp cận ngôi làng lúc 15h59. Ngay lập tức, lính Mỹ đối mặt với hàng loạt đạn súng tự động và súng chống tăng bắn từ rặng cây. Máy bay ném bom và trực thăng vũ trang được gọi đến bắn phá yểm trợ.
5. Thông tin thu được từ tù binh cho thấy, lính Mỹ giao chiến với đơn vị Bắc Việt có khoảng 300 người, là Tiểu đoàn K14, một bộ phận của trung đoàn 812 [Rongxanh cho rằng có thể là phiên hiệu Trung đoàn huấn luyện trên đất Bắc, thực tế Tiểu đoàn K14 hay 814 lúc này trực thuộc Mặt trận 7 Quảng Trị].
6. Lính Mỹ tổ chức tấn công vào ngôi làng từ cả 3 mặt, lúc 18h55.
7. Địa hình khu vực là cát nên gây khó khăn cho xe tăng/ thiết giáp di chuyển, nhưng tạo điều kiện cho phía Bắc Việt phòng thủ. Họ có thể đào hào và lập các cứ điểm phòng thủ mạnh. Một số lính Bắc Việt nằm rạp xuống hố cá nhân khi xe thiết giáp Mỹ chạy qua, sau đó đứng dậy và bắn súng chống tăng vào phía sau xe thiết giáp Mỹ.
8. Lính Mỹ bao vậy chặt ngôi làng suốt cả đêm, để đảm bảo không cho lính Bắc Việt thoát ra. Trực thăng vũ trang, pháo binh, pháo hạm từ 2 tàu khu trục và 1 tàu tuần dương bắn vào làng suốt đêm, cộng thêm với pháo sáng thả trên trời.
9. Phía Bắc Việt tấn công 2 lần trong đêm định phá vây, nhưng đều bị đẩy lùi. Duới biển, các tàu tuần tra liên tục để phát hiện bất kỳ lính Bắc Việt nào trốn ra biển.
10. Sáng hôm sau (28/6/1968), lính Mỹ tấn công vào làng, tiến quân được khoảng 100m và lùi lại. Bước tiến này cho phép lính Mỹ càn quét qua rặng cây và tiến vào làng. Lính Bắc Việt bắn ra từ các hầm hào công sự. Sau khi tấn công lại liên tục bằng lực luợng thiết giáp, sức phòng thủ kiên cường của các lực lượng Bắc Việt đã bị giảm dần.
11. Cho đến tối, ngôi làng đã bị san bằng bởi máy ủi. Các lực lượng công binh Mỹ đào lên một ít hầm hố, phát hiện ra nhiều thi thể của lính Bắc Việt.
12. Không xác định được vị trí hầm của ban chỉ huy tiểu đoàn Bắc Việt.
13. Tổng cộng có 233 lính Bắc Việt bị chết, bắt giữ 44 tù binh.
Trận chiến của Tiểu đoàn 814/ K14 - Mặt trận 7 Quảng Trị ngày 27-28/6/1968 tại Bình An/ Gia Đằng - Triệu Phong - Quảng Trị
1. Một vài tháng trước, nguồn tin tình báo cho biết tại Gia Đằng có hệ thống bệnh viện và khu nghỉ của lực lượng Bắc Việt (Phía Mỹ cho rằng là của Trung đoàn 812). Ngày 26/6/1968, Trung đoàn 1 VNCH giao chiến với lực lượng Bắc Việt, gây ra thương vong hơn 100 lính Bắc Việt. Phán đoán lực lượng Bắc Việt sống sót có thể nghỉ ngơi tại 1 trong những ngôi làng ở khu vực Gia Đằng. Các lực lượng Mỹ bắt đầu chiến dịch tấn công từ phía căn cứ Cửa Việt xuôi xuống phía Nam dọc theo bờ biển đến khu vực Gia Đằng vào lúc 8h00 ngày 27/6/1968.
2. Lúc 8h55 ngày 27/6/1968, khi tiến đến một ngôi làng nhỏ tại thôn Bình An, các lực lượng Mỹ bắt đầu bị lực lượng Bắc bắn bằng súng tự động và súng chống tăng. Phía Mỹ gọi thêm lực lượng tiếp viện để bao vây ngôi làng. Cùng lúc, pháo từ hạm tàu và pháo binh Mỹ bắt đầu bắn phá ngôi làng.
3. Các toán tâm lý chiến bay trên ngôi làng và kêu gọi lực lượng Bắc Việt đầu hàng. Không có phản hồi, ngòai tiếng súng bắn trả.
4. Các lực lượng Mỹ tiếp cận ngôi làng lúc 15h59. Ngay lập tức, lính Mỹ đối mặt với hàng loạt đạn súng tự động và súng chống tăng bắn từ rặng cây. Máy bay ném bom và trực thăng vũ trang được gọi đến bắn phá yểm trợ.
5. Thông tin thu được từ tù binh cho thấy, lính Mỹ giao chiến với đơn vị Bắc Việt có khoảng 300 người, là Tiểu đoàn K14, một bộ phận của trung đoàn 812 [Rongxanh cho rằng có thể là phiên hiệu Trung đoàn huấn luyện trên đất Bắc, thực tế Tiểu đoàn K14 hay 814 lúc này trực thuộc Mặt trận 7 Quảng Trị].
6. Lính Mỹ tổ chức tấn công vào ngôi làng từ cả 3 mặt, lúc 18h55.
7. Địa hình khu vực là cát nên gây khó khăn cho xe tăng/ thiết giáp di chuyển, nhưng tạo điều kiện cho phía Bắc Việt phòng thủ. Họ có thể đào hào và lập các cứ điểm phòng thủ mạnh. Một số lính Bắc Việt nằm rạp xuống hố cá nhân khi xe thiết giáp Mỹ chạy qua, sau đó đứng dậy và bắn súng chống tăng vào phía sau xe thiết giáp Mỹ.
8. Lính Mỹ bao vậy chặt ngôi làng suốt cả đêm, để đảm bảo không cho lính Bắc Việt thoát ra. Trực thăng vũ trang, pháo binh, pháo hạm từ 2 tàu khu trục và 1 tàu tuần dương bắn vào làng suốt đêm, cộng thêm với pháo sáng thả trên trời.
9. Phía Bắc Việt tấn công 2 lần trong đêm định phá vây, nhưng đều bị đẩy lùi. Duới biển, các tàu tuần tra liên tục để phát hiện bất kỳ lính Bắc Việt nào trốn ra biển.
10. Sáng hôm sau (28/6/1968), lính Mỹ tấn công vào làng, tiến quân được khoảng 100m và lùi lại. Bước tiến này cho phép lính Mỹ càn quét qua rặng cây và tiến vào làng. Lính Bắc Việt bắn ra từ các hầm hào công sự. Sau khi tấn công lại liên tục bằng lực luợng thiết giáp, sức phòng thủ kiên cường của các lực lượng Bắc Việt đã bị giảm dần.
11. Cho đến tối, ngôi làng đã bị san bằng bởi máy ủi. Các lực lượng công binh Mỹ đào lên một ít hầm hố, phát hiện ra nhiều thi thể của lính Bắc Việt.
12. Không xác định được vị trí hầm của ban chỉ huy tiểu đoàn Bắc Việt.
13. Tổng cộng có 233 lính Bắc Việt bị chết, bắt giữ 44 tù binh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét