Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2015

[2.20] Vài nét tóm tắt về lịch sử Trung đoàn 320

20150614 - Vài nét tóm tắt về lịch sử Trung đoàn 320

- Bộ Quốc phòng ra quyết định thành lập Trung đoàn bộ binh 320. Trung đoàn trưởng đầu tiên là thiếu tá Đồng Sĩ Phiên, nguyên là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 36 – Sư đoàn 308. Chính ủy là Trung tá Bùi Dư, quê Quảng Ngãi. Bộ Tổng tham mưu giao cho các Sư đoàn 308, 304, Lữ đoàn 350, mỗi đơn vị chọn lựa cán bộ và chiến sỹ trong sư đoàn, lữ đoàn tổ chức thành 1 tiểu đoàn bộ binh chuyển giao cho Trung đoàn 320.
   + Tiểu đoàn 334, do Sư đoàn 308 thành lập. Tiểu đoàn được mang truyền thống Đại đoàn Quân tiên phong 308.
   + Tiểu đoàn 966, do Sư đoàn 304 thành lập. Tiểu đoàn được lựa chọn cán bộ và chiến sỹ từ Trung đoàn 9 Quang Trung, và Trung đoàn 66, nên tên của Tiểu đoàn này được ghép từ 2 trung đoàn này, gọi là tiểu đoàn 966. Tiểu đoàn 966 được mang truyền thống của Đại đoàn 304 anh hùng. Sau này khi Trung đoàn 320 hành quân vào Nam bộ chiến đấu, thì tiểu đoàn 966 ở lại Tây Nguyên, tiếp tục chiến đấu ở vùng Pleiku. Sau này tiểu đoàn sát nhập với Tiểu đoàn 31 và lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 631.
      + Tiểu đoàn 635 do Lữ đoàn 350 thành lập, lấy tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn làm nòng cốt. Tiểu đoàn 635 được mang truyền thống vinh quang của Đại đoàn 350.
     + Các đơn vị trực thuộc của Trung đoàn 320 gồm các đại đội: Trinh sát, công binh, thông tin, súng cối, DKZ được điều động từ các đơn vị của Bộ quốc phòng. Khi trung đoàn vào đến Tây Nguyên thì được bổ sung thêm 1 đại đội súng máy cao xạ 12.7mm từ Tiểu đoàn 33 súng máy cao xạ.

- Sau 4 tháng học tập và rèn luyện ở khu vực doanh trại của Lữ đoàn 338 ở Xuân Mai, Trung đoàn được chia thành 3 khối hành quân vào Tây Nguyên. Khối thứ nhất gồm có các cơ quan Trung đoàn, các đại đội trực thuộc và Tiểu đoàn 334. Khối thứ 2 là Tiểu đoàn 635, khối thứ 3 là Tiểu đoàn 966. Mỗi khối hành quân cách nhau 3 ngày. Khối thứ nhất rời Xuân Mai vào ngày 16/8/1964.

- Sau gần 3 tháng hành quân, đến tháng 11/1964 toàn Trung đoàn đã đến huyện 40 Daklây tỉnh Kontum. Khi thành lập Sư đoàn 1, thì Trung đoàn 320 được đứng chân trong đội hình Sư đoàn 1 – Mặt trận B3 Tây Nguyên.

- Sau một thời gian hoạt động ở khu vực bắc Tây Nguyên, tiếp tục cho đợt 2 tổng công kích và tổng khởi nghĩa, trong đợt 2 Sư đoàn 1 hành quân vào Đắc Lắc. Trung đoàn 320 vào triển khai chuẩn bị cho vận động tiến công ở khu vực Đức Lập. Lúc này Tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) đã tách ra khỏi đội hình Trung đoàn và về hoạt động ở vùng Tây Gia Lai. Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 33 về Trung đoàn 320 thay cho tiểu đoàn 6. Trong khi Trung đoàn 320 đang triển khai trận địa phục kích ở Đức Lập, thì tháng 5/1968, Sư đoàn 1 nhận được mệnh lệnh điều động Trung đoàn vào chiến trường miền Đông Nam bộ.

- Sau một thời gian hoạt động ở chiến trường miền Đông Nam bộ, đầu năm 1969, do tình hình khó khăn của các đơn vị trên địa bàn tỉnh Long An, Bộ tư lệnh miền đã quyết định điều Trung đoàn 320 về hoạt động tại địa bàn tỉnh Long An. Từ khu vực Katum (Tây Ninh), Trung đoàn hành quân đến căn cứ Ba Thu của Phân khu 2 vào dịp tết nguyên đán, sau đó hành quân tiếp về Long An.

- Theo kế hoạch, Trung đoàn bộ, các đại đội trực thuộc (đặc công, trinh sát, quân y, thông tin, vận tải...) và tiểu đoàn 6 (Tiểu đoàn 966) đứng chân và hoạt động ở huyện Châu Thành. Tiểu đoàn 5 (tiểu đoàn 635) đứng chân và hoạt động ở huyện Tân Trụ. Tiểu đoàn 4 (Tiểu đoàn 334) đứng chân và hoạt động ở khu vực huyện Cần Đước. Sau hơn 1 năm hoạt động ở địa bàn tỉnh Long An, toàn Trung đoàn có 1027 người hy sinh, trong đó có 5 cán bộ Trung đoàn, 593 người bị thương (Sau này tìm sơ bộ thì số cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 320 hy sinh trên địa bàn tỉnh Long An là khoảng 1700 người).

- Đầu năm 1970, Trung đoàn 320 nhận được lệnh để lại các Tiểu đoàn 4 ở Cần Đước, tiểu đoàn 5 ở lại Tân TRụ, tiểu đoàn 6 ở lại Châu Thành tiếp tục hoạt động. Các lực lượng khác của Trung đoàn rút về Ba thu. Các tiểu đoàn 4-5-6 ở lại hoạt động trong hoàn cảnh điều kiện cực kỳ khó khăn, có những lúc các tiểu đoàn mất liên lạc với ban chỉ huy Trung đoàn và Bộ tư lệnh Phân khu 3 nên không còn nguồn cungc cấp hậu cần. Đến cuối năm 1970, Trung đoàn bàn giao tiểu đoàn 4 – 5 – 6 cho tỉnh Long An (Mỗi tiểu đoàn thực tế quân số chỉ còn hơn 90 người).

- Ngày 4/5/1970 lực lượng Mỹ và VNCH tổ chức trận càn đánh trúng vào khu vực Trung đoàn 320 vừa tạm dừng chân, đã làm Trung đoàn bị thiệt hại nặng, trong đó có cả Ban chỉ huy Trung đoàn.

- Sau khi bàn giao tiểu đoàn 4 – 5 – 6 cho tỉnh Long An, khi về căn cứ, Trung đoàn 320 được Bộ Tư lệnh Miền bổ sung cho 2 tiểu đoàn của C30 , đại đội huấn luyện và số cán bộ chiến sỹ khác dồn lại tổ chức thành 1 tiểu đoàn. Từ tháng 9/1971 đến tháng 12/1971, Trung đoàn tập trung củng cố về tổ chức, huấn luyện quân sự và học tập chính trị. Trung đoàn đã được biên chế đủ 3 tiểu đoàn bộ binh và các đại đội trực thuộc.

- Tháng 2/1972, Trung đoàn 320 chính thức nhận nhiệm vụ về Quân khu 8 chuẩn bị bước vào hoạt động chiến dịch trên chiến trường Đồng Tháp Mười. Trung đoàn có tham gia vào các đợt hoạt động của Quân khu và tham gia vào chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.

- Tháng 7/1977, theo mệnh lệnh của Quân khu, Trung đoàn chia làm 2, một nửa ở lại Sư đoàn 8 làm nòng cốt xây dựng Trung đoàn 2, Sư đoàn 8. Một nửa chuyển về tỉnh Đồng Tháp xây dựng Trung đoàn 320 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ biên giới (gồm các Tiểu đoàn 1, 2, 3, tổng quân số khoảng 600 người).

- Sau một thời gian hoạt động chiến đấu bảo vệ biên giới, ngày 6/1979, Trung đoàn 320 được giao nhiệm vụ phối hợp với cánh trái Sư đoàn 9 Quân đoàn 4 đánh chiếm huyện lỵ Piemcho, sau đó phát triển về bến phà Niek Lương, hội quân với Sư đoàn 9 và chốt giữ bến phà để Sư đoàn 9 tiến về thủ đô Phnompenh.

- Tại Campuchia, Trung đoàn đã đứng chân hoạt động chính trên địa bàn tỉnh Preyveng. Năm 1982, Quân khu 7 quyết định giải thể Trung đoàn 320, chia các cán bộ Tiểu đoàn về địa bàn huyện – xã hoạt động. Quân khu thành lập Tiểu đoàn 320, và đưa đi hoạt động ở tỉnh Cong pong Chàm.

- Tháng 6/1984, Quân khu 7 quyết định thành lập lại Trung đoàn 320, gồm các tiểu đoàn 502 – 504 – 506 (Tiểu đoàn 320 đổi tên thành tiểu đoàn 504), địa bàn hoạt động ở tỉnh Cong Pong Thom.

- Những năm tiếp sau, Trung đoàn thay Trung đoàn Gia Định hoạt động ở khu vực từ Bắc tỉnh Cong pong Chàm kéo dài đến sát Siem Riệp và Preah Vihia.
- Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia, về nước, Trung đoàn nhận mệnh lệnh giải thể. Dù Trung đoàn 320 không còn, nhưng tỉnh Đồng Tháp vẫn khôi phục lại tên Trung đoàn 320, các tên song trùng của Trung đoàn 891 quân dự bị.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét